TIN TỨC
Tin mới nhất
Thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng 50% trong năm 2023
1 ngày trước
11543 lượt xem
Tính đến cuối năm 2023, thanh toán không dùng tiền mặt đạt khoảng 11 tỷ giao dịch, tăng gần 50% so với năm 2022. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 200 triệu tỷ đồng… Thông tin trên được ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, chia sẻ tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2024. THANH TOÁN QR CODE CHIẾM THẾ THƯỢNG PHONG Trong đó, thanh toán qua kênh internet đạt gần 2 tỷ giao dịch, với giá trị đạt trên 52 triệu tỷ đồng (tăng hơn 56 % về số lượng và 5,8% về giá trị so với năm 2022); qua kênh điện thoại di động đạt hơn 7 tỷ giao dịch với giá trị đạt hơn 49 triệu tỷ đồng (tăng hơn 61% về số lượng và gần 12% về giá trị); qua phương thức QR code đạt gần 183 triệu giao dịch, với giá trị đạt hơn 116 nghìn tỷ đồng (tăng gần 172 % về số lượng và hơn 74% về giá trị so với năm trước). Giá trị giao dịch qua ATM khoảng 2,6 triệu tỷ đồng, giảm hơn 9% so với 2022. Việc mở tài khoản trực tuyến được triển khai từ cuối tháng 3/2021, đến nay, gần 27 triệu tài khoản thanh toán được mở bằng phương thức điện tử (eKYC) đang hoạt động và 12,9 triệu thẻ đang lưu hành phát hành bằng eKYC. Mạng lưới ATM, POS được phủ sóng đến tất cả các tỉnh, thành trên cả nước, đến cuối tháng 11/2023, toàn thị trường có 21.014 máy ATM và 513.550 máy POS (tăng tương ứng 0,6% và 26,89% so với cùng kỳ năm 2022). Tính đến cuối tháng 12/2023, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho 51 tổ chức không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên thị trường. Trong đó, dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử: 1 tổ chức, dịch vụ cổng thanh toán điện tử; 49 tổ chức, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ; 49 tổ chức, dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử; 14 tổ chức và dịch vụ ví điện tử. Đến cuối năm 2023, số lượng ví điện tử đang hoạt động là 36,23 triệu ví (chiếm 63,23% trong tổng số gần 57,31 triệu ví điện tử đã được kích hoạt), với tổng số tiền trên các ví này là khoảng 2,96 nghìn tỷ đồng. Sau 2 năm thí điểm, Mobile Money đã có mức tăng trưởng tốt. Tại thời điểm cuối năm 2023, số lượng tài khoản đăng ký gần 6 triệu, trong đó gần 70% là tài khoản đăng ký ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo; tổng số lượng giao dịch khoảng 47 triệu, tổng giá trị giao dịch trên 2,4 nghìn tỷ đồng. Ba doanh nghiệp tham gia thí điểm Mobile Money (Viettel, VNPT, MobiFone) đã mở được 11.700 điểm kinh doanh; hơn 195.000 đơn vị chấp nhận thanh toán, tạo điều kiện để người yếu thế, ở vùng sâu vùng xa tiếp cận các dịch vụ tài chính. Ngày 18/11/2023, Chính phủ đã quyết định gia hạn thời gian thí điểm Mobile Money đến 31/12/2024 theo Nghị quyết số 192/NQ-CP. Trong đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về dịch vụ này trước tháng 5/2024. Để đảm bảo an toàn trong công tác thanh toán trực tuyến, ông Phạm Anh Tuấn cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã ký kết với Bộ Công an tại Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06). Nhiều nội dung quan trọng đã được triển khai trong năm 2023 như phối hợp làm sạch dữ liệu của những người mở tài khoản thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; nghiên cứu, khai thác, sử dụng dữ liệu thông tin thông qua căn cước công dân gắn chip; nghiên cứu để sử dụng số định danh VNeID trong việc mở và sử dụng các dịch vụ từ ngân hàng. Vụ trưởng Vụ Thanh toán thông tin đến cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Cục C06 - Bộ Công an làm sạch trên 42 triệu hồ sơ khách hàng liên quan đến cơ sở thông tin tín dụng CIC. 53 tổ chức tín dụng đã phối hợp với các doanh nghiệp do bộ Công an cấp phép để nghiên cứu, phối hợp đưa các giải pháp, thiết bị để xác thực người dùng bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip. 43 tổ chức tín dụng đã và đang triển khai kế hoạch làm sạch dữ liệu thông qua sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. KHÔNG CẦN XÁC THỰC SINH TRẮC HỌC KHI GIAO DỊCH THANH TOÁN Đi cùng với tốc độ tăng trưởng trong thanh toán không dùng tiền mặt nói trên là áp lực phòng ngừa gian lận trong giao dịch trực tuyến. Theo ông Phạm Anh Tuấn, tình trạng tài khoản ngân hàng, ví điện tử không chính chủ đang diễn biến phức tạp. Các ngân hàng thương mại ghi nhận tình trạng xuất hiện các trường hợp mua bán, thuê mượn tài khoản cho các đối tượng lừa đảo. Trong bối cảnh lừa đảo công nghệ cao ngày càng phức tạp, nhiều người dân không ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân. Một trong những giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước đưa ra là buộc xác thực sinh trắc học để xác định tài khoản chính chủ khi thực hiện giao dịch chuyển tiền, được quy định tại Quyết định 2345/QĐ-NHNN. Theo Quyết định 2345, giao dịch chuyển tiền ngân hàng (khác chủ tài khoản) hoặc nộp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch chuyển tiền, thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học (có thể dùng Căn cước công dân gắn chip, tài khoản VneID hoặc dữ liệu sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng). Quy định xác thực sinh trắc học chỉ áp dụng với các giao dịch chuyển tiền mà không áp dụng với các giao dịch thanh toán. Tất cả các giao dịch thanh toán đối với các đơn vị chấp nhận thanh toán, các điểm mua hàng do các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán đã xác thực thì không yêu cầu bên thanh toán phải xác thực sinh trắc học. Theo Ngân hàng Nhà nước, công nghệ này được đánh giá là hạn chế tối đa khả năng làm giả và có tính bảo mật cao nhất. Liên quan đến vấn đề này, một số tổ chức tín dụng lo ngại sẽ gặp khó khăn trong việc đầu tư công nghệ, hay đồng bộ cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, phía Ngân hàng Nhà nước cho rằng mục tiêu cao nhất của quy định trên là bảo vệ an toàn tài sản cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng, do đó các tổ chức tín dụng phải phát huy trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ khách hàng. Hơn nữa, Quyết định 2345 quy định từ ngày 1/7/2024 mới đưa vào áp dụng, các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là từ ngày 01/01/2025, do đó đã đủ thời gian cho các tổ chức tín dụng nghiên cứu, trang bị, mua sắm. Lãnh đạo Vụ Thanh toán giải thích rõ, quy định trên chỉ áp dụng với các giao dịch chuyển tiền mà không áp dụng với các giao dịch thanh toán. Tất cả các giao dịch thanh toán đối với các đơn vị chấp nhận thanh toán, các điểm mua hàng do các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán đã xác thực thì không yêu cầu bên thanh toán phải xác thực sinh trắc học. “Ví dụ thanh toán tiền điện hàng trăm triệu, phí giao thông, nộp thuế, bảo hiểm… hàng trăm triệu, có điểm đến rõ ràng thì không yêu cầu xác thực sinh trắc học. Nhưng trường hợp chuyển tiền từ người A qua người B thì trên 10 triệu phải xác thực sinh trắc học thể hiện tôi là chủ tài khoản, tôi chuyển khoản tiền đó”, ông Tuấn giải thích. Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết trong trường hợp chuyển khoản dưới 10 triệu đồng/lần và tổng số dư chuyển tiền dưới 20 triệu/ngày thì không yêu cầu xác thực sinh trắc học. Nếu vượt 20 triệu đồng/ngày thì giao dịch tiếp theo sẽ yêu cầu xác thực sinh trắc học. Nguồn: https://vneconomy.vn/
Baokim Plus xuất sắc lọt Top 12 giải MAKE IN VIET NAM cho hai hạng mục: Kinh tế số và Xã hội số
10 ngày trước
10958 lượt xem
Baokim Plus xuất sắc lọt Top 12 giải thưởng MAKE IN VIET NAM cho hai hạng mục: Kinh tế số và Xã hội số do đã góp phần không nhỏ giải quyết những bài toán hóc búa về thanh toán trong nền Kinh tế và Xã hội Việt Nam. Giải thưởng “SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ SỐ MAKE IN VIETNAM” do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động từ tháng 7/2023 và trao thưởng ngày 11/12/2023 tại Quảng Ninh. Đây là giải thưởng uy tín, chính thức trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), tôn vinh các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm công nghệ số xuất sắc được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam nhằm giải các bài toán Việt Nam và đi ra quốc tế. Vượt qua 227 giải pháp số với nhiều vòng thẩm định khắt khe kéo dài từ tháng 7 tới tháng 12/2023, Giải pháp thanh toán toàn diện Baokim Plus đã xuất sắc lọt Top 12 Sản phẩn số xuất sắc, cho hai hạng mục “nặng ký” là Kinh tế số và Xã hội số, cùng với các sản phẩm số khác thuộc các “cây đa cây đề” trong làng ICT Việt Nam: Viettel, VNPT, FPT, MobiFone, CMC, MISA, VTV, VTC, … Đây là năm thứ tư Giải thưởng MAKE IN VIET NAM được tổ chức nhằm tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, mang tự hào trí tuệ Việt Nam, có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, góp phần thúc đẩy chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam đóng góp cho sự phát triển của nhân loại và làm thịnh vượng Việt Nam. Trong suốt 13 năm qua, Baokim kiên định với sứ mệnh phát triển các giải pháp thanh toán toàn diện do người Việt Nam nghiên cứu, sản xuất nhằm thay đổi cách thức thanh toán của người dân Việt, góp phần thay đổi nền kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Định hướng đó là động lực để Baokim không ngừng sáng tạo, cải tiến, đưa sản phẩm của mình, đặc biệt là Baokim Plus trở thành công cụ thanh toán đắc lực giúp hàng chục ngàn Doanh nghiệp, hàng chục triệu người dùng giải quyết các bài toán về thanh toán trong hầu hết các ngành nghề của nền kinh tế. Đây là giải pháp toàn diện hỗ trợ xây dựng ngành Tài chính thông minh, góp phần xây dựng Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số. Một trong số giải pháp ưu tú của Baokim là Baokim Plus - hệ sinh thái hợp nhất, hội tụ các nghiệp vụ thanh toán toàn diện và hiện đại nhất trên cùng một hệ thống, từ Dịch vụ Hỗ trợ Thu hộ, Dịch vụ Hỗ trợ Chi hộ, Cổng thanh toán, Ví điện tử, Quản lý bán hàng. Baokim Plus giúp các Doanh nghiệp và cá nhân tự động hóa quy trình thanh toán giữa nhiều bên, tiết kiệm 75% nguồn lực vận hành, thời gian, sức lực, nâng cao năng suất lao động. Baokim Plus đã phục vụ hàng chục nghìn Khách hàng quy mô vừa và nhỏ trong lĩnh vực thương mại điện tử và bán lẻ, tới những Khách hàng quy mô lớn với hàng trăm điểm bán và xử lý hàng triệu giao dịch như: Viettel Post, Media Mart, Vua Nệm, Hoàng Hà Mobile, …. Tham dự Lễ trao giải, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng dành nhiều lợi ngợi khen và động viên các Doanh nghiệp đã và đang tham gia vào quá trình thúc đẩy Chuyển đổi số trên các lĩnh vực, ngành nghề. Kết lại, người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông khẳng định: "Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Viet Nam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể hùng cường, thịnh vượng". Với vai trò là người đi đầu trong lĩnh vực thúc đẩy thanh toán số ở Việt Nam, Baokim cùng với đội ngũ 100% người Việt Nam đang tích cực sáng tạo, đổi mới những sản phẩm công nghệ số trong lĩnh vực thanh toán để góp phần thúc đẩy thói quen mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiền mặt trong toàn nền kinh tế và xã hội Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình và hiện thực hoá khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Bữa tiệc Team building thách thức khối óc và sự dẻo dai của BKER
21 ngày trước
10608 lượt xem
Cùng với Thank You Party, BKERs lại có dịp được "xả hơi" với loạt trò chơi cân não và cân sức trong chuỗi Team building tại Vedana Resort được tổ chức ngày 19/01/2024. Hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc đáng yêu tại bữa tiệc Team building thịnh soạn mà BTC đã kỳ công chuẩn bị để thách thức khối óc và sự dẻo dai cơ thể của các BKERs nhé!
Đêm Thank You Party Dốc Hết Trái Tim ấm áp của BKER
28 ngày trước
10453 lượt xem
Ngày 19/1/2024, Đêm Thank You Party mang tên Dốc Hết Trái Tim của Baokim đã diễn ra ấm áp tại Wyndham Grand Vedana Ninh Binh Resort. Năm 2023 là một năm vô cùng đặc biệt của Baokim, khi có những khó khăn kép từ thị trường và nội tại: Suy thoái kinh tế tác động mạnh mẽ tới chi tiêu của khách hàng, trực tiếp làm sụt giảm sản lượng thanh toán Baokim; Baokim rà soát và thanh lọc dịch vụ để phát triển bền vững và dài hạn, dừng cung cấp dịch vụ cho các Merchant không đạt chuẩn. Trong bối cảnh đó, với phương châm hành động “Dốc hết trái tim”, năm 2023 lại trở thành một năm vô cùng sôi động, thay đổi về chất và củng cố sức mạnh nội lực của Baokim. Để có được kết quả rất ấn tượng đó trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn, là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể Baokim. Đêm gala cuối năm đã trở thành một dịp thật đặc biệt để Baokim tri ân những Khối, Cá nhân xuất sắc đã “Dốc hết trái tim” cống hiến vì sự phát triển của công ty. Dưới đây là một số khoảnh khắc đáng nhớ từ đêm Thank You Party. Chị Châu Nguyên Anh - Thành viên HDQT Baokim phát biểu Chủ đề năm mới 2024 - "Làm điều xuất sắc" Anh Trương Đức Thuận - Phó giám đốc Baokim kiêm Giám đốc Công nghệ Thông tin xuất sắc giành danh hiệu Bảo Kỳ trong khuôn khổ giải Baokim Awards. Danh hiệu Bảo Kiếm đã thuộc về chàng trai Phạm Thành Công - Sales Leader ECOM đến từ Khối Khách hàng Doanh nghiệp. Cô gái Phạm Thị Thanh Hằng - Leader nhóm Vận hành và Chăm sóc khách hàng giành giải Bảo Ngọc danh giá sau chỉ gần một năm vào Baokim làm việc. Các cá nhân xuất sắc khác cũng được trao tặng các giải thưởng tương ứng với 6 Giá trị cốt lõi của Baokim: Tận tâm - Sáng tạo - Đồng lòng - Cam kết - Tin cậy - Bền vững. Các khối đều được nhận quà tặng và phần thưởng dành cho những đóng góp tuyệt vời trong cả năm 2023. Từng cá nhân BKER cũng nhận được khoản thưởng riêng để tri ân sự nỗ lực trong cả một năm đầy thử thách. Ban lãnh đạo nâng ly cùng toàn thể BKER khai tiệc "Dốc hết trái tim" Tiết mục văn nghệ mở màn "Không ai khác ngoài em" vô cùng quyến rũ của đội nhảy sexy Ladies Killers của Baokim. Tiết mục "Baokim là nhà" làm mưa làm gió của đội Liên Minh Huyền Thoại đã xuất sắc giành giải Quán quân trong cuộc thi So you think you can sing lần đầu được tổ chức tại Baokim. Những cô gái đáng yêu của team Đại Minh Tinh trong tiết mục trình diễn "Có hẹn với Baokim" mang đến cho khán giả 10 phút mãn nhãn trên sân khấu. Tiết mục "Năm qua đã làm gì" của team Born To Shine mang tới không khí mùa xuân rộn ràng tràn ngập trong khán phòng. Ban giám đốc tri ân các BKER bằng bài hát "Con đường riêng" như một lời cảm ơn sâu sắc tới sự đóng góp của mỗi cá nhân vào sự thành công chung của công ty trong năm 2023.