Siêu ưu đãi tháng 2 khi tích hợp Home PayLater lên website

16 ngày trước

29798 lượt xem

Mua Trước Trả Sau là xu hướng thanh toán chiếm lĩnh ngành bán lẻ

Theo số liệu của Research & Market, tốc độ tăng trưởng của Mua Trước Trả Sau tại Việt Nam đang tăng chóng mặt và đã phải tính bằng “số lần". Tổng giá trị hàng hóa Mua Trước Trả Sau được dự đoán sẽ tăng hơn gấp 21 lần, từ 496,4 triệu USD năm 2021 lên đến 10,5 tỷ USD vào năm 2028. Riêng năm 2022, lượng hàng hóa bán ra bằng hình thức Mua Trước Trả Sau tại Việt Nam năm 2022 đạt 2,1 tỷ USD.

Về người mua hàng, có đến 95% người tiêu dùng Việt Nam biết đến hình thức thanh toán Mua Trước Trả Sau, và trả góp là một trong những lựa chọn của số đông người tiêu dùng, thông qua sự hỗ trợ từ các công ty tài chính. Có thể thấy, đây là xu hướng thanh toán chiếm lĩnh ngành bán lẻ hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt trong thời gian năm 2023 khi nền kinh tế đang bước vào suy thoái mạnh và lạm phát cao.

Dễ thấy các yếu tố quyết định việc khách hàng mua hàng hay quay trở lại mua hàng trên website đều liên quan tới trải nghiệm mua hàng thuận tiện và thông suốt,  dòng thanh toán minh bạch, các yếu tố khuyến mại và giảm giá (theo Khảo sát của Deloitte Vietnam). Vì thế, nâng cao trải nghiệm mua hàng, đặc biệt trong giao đoạn thanh toán là yếu tố quyết định để giữ chân khách hàng và nâng cao doanh thu trong thương mại điện tử.

Baokim và Home Credit bắt tay triển khai giải pháp Home PayLater

Đáp ứng nhu cầu sử dụng phương thức Mua Trước Trả Sau trong thanh toán của người Việt, Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim (Baokim) và Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam (Home Credit) đã bắt tay ra mắt giải pháp thanh toán Home PayLater được tích hợp với hệ thống thanh toán Baokim Plus trên website của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu mua trước trả sau, giúp người mua sở hữu được món hàng ưng ý nhưng không cần phải có nguồn tài chính ngay lập tức do có thể chia nhỏ số tiền mua hàng và trả dần trong nhiều tháng.

Tại sao nên tích hợp ngay Home PayLater lên website của bạn?

  1. Đánh trúng Insight của người mua hàng, gia tăng trải nghiệm, doanh thu
  • Bổ sung ngay Phương thức thanh toán “hot” và thuận tiện nhất, hỗ trợ tối đa cho Khách hàng khi chọn mua thanh toán trực tuyến.
  • Hoàn thiện trải nghiệm All-in-one, từ chọn hàng tới Thanh toán cho Khách hàng mỗi lần ghé thăm website.
  • Gia tăng tối đa doanh thu, dòng tiền ghi nhận hầu như ngay lập tức.
  1. Phí dịch vụ không đáng kể
  • Miễn phí dịch vụ cho tất cả các merchant mới.
  • Phí dịch vụ chỉ 2% cho các merchant đã tích hợp hệ thống thanh toán Baokim Plus lên website (Lưu ý: ưu đãi này chỉ áp dụng tới hết 28/02/2023)
  1. Người mua được hưởng ngay khuyến mãi tới 250.000 cho giao dịch đầu tiên
  • Giảm ngay 250.000 đồng cho đơn hàng đầu tiên của người mua khi đơn có giá trị trên 3.000.000 đồng. (Lưu ý: ưu đãi này chỉ áp dụng cho 50 merchant đăng ký tích hợp Home PayLater sớm nhất trong tháng 2)
  • Giảm ngay 150.000 đồng cho đơn hàng đầu tiên của người mua khi đơn có giá trị từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng (Lưu ý: ưu đãi này chỉ áp dụng cho 50 merchant đăng ký tích hợp Home PayLater sớm nhất trong tháng 2)
  • Giảm ngay 50.000 đồng cho đơn hàng đầu tiên của người mua khi đơn có giá trị từ 250.000 đến 1.000.000 đồng (Lưu ý: ưu đãi này chỉ áp dụng cho 50 merchant đăng ký tích hợp Home PayLater sớm nhất từ 7-15/2)

  1. Được hỗ trợ truyền thông miễn phí tới tập khách hàng tiềm năng.
  • Được hỗ trợ truyền thông miễn phí từ hệ thống truyền thông xã hội của Baokim và Home Credit.

Về Home Credit và Home PayLater

Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam (“Home Credit”) là một trong những doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên cung cấp các sản phẩm tài chính tiêu dùng tại Việt Nam. Tính đến nay, Home Credit đã có mặt ở khắp 63 tỉnh/thành phố, phục vụ hơn 7,7 triệu khách hàng, hiện thực hóa hơn 10 triệu ước mơ thông qua hơn 10 triệu hợp đồng tài trợ vay tiêu dùng, góp phần mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.

Giải pháp Home PayLater của Home Credit cho phép khách hàng linh động trong việc lựa chọn hình thức trả góp trong vòng 1, 3, 6, hoặc 12 tháng và được hưởng lãi suất ưu đãi từ 0%. Toàn bộ quy trình mua sắm chưa đến 5 phút cho lần đăng ký đầu tiên. Từ lần tiếp theo, việc thanh toán bằng Home PayLater sẽ chỉ mất 1 phút, cùng với việc tích hợp nhận diện khuôn mặt và mã OTP giúp bảo mật dữ liệu khách hàng tốt hơn.

 

Về Baokim

Hướng tới mục tiêu hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của người dân Việt, Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim (Baokim) trong 12 năm qua đã hỗ trợ Doanh nghiệp & Hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thanh toán số trên website, nhằm tối ưu hóa nguồn lực và tối đa doanh thu. Đồng thời, trực tiếp mang đến trải nghiệm mua sắm và thanh toán xuyên suốt cho hàng triệu người dân Việt, trong đó Thanh Toán Trả Góp qua thẻ Tín dụng và Mua Trước Trả Sau là giải pháp đột phá giúp người dùng sở hữu ngay món hàng ưng ý trong khi tài chính có hạn.

Tìm hiểu các dịch vụ Trung gian thanh toán: www.baokim.vn. Hotline 024.710.78.999 | 0964.967.186

TIN LIÊN QUAN

15 ngày trước

119 lượt xem

The Cross-Border Payment Revolution in Vietnam: The Alliance Between MSB and Baokim to Boost International Transactions

The year 2024 presents an opportune moment for foreign players to participate in the Vietnam cross-border payment market, supported by favorable legal frameworks, economic policies, and robust infrastructure. This trend is exemplified by the determined partnership between the dynamic MSB Bank and the experienced payment intermediary Baokim, who have joined forces to develop a cross-border payment system. Vietnam’s Cross-border Payments Experience Unprecedented Growth Over the past five years, Vietnam’s cross-border payment market has seen significant expansion, driven by rapid growth in cross-border e-commerce and digital payment services. Regarding cross-border e-commerce, Vietnam is gradually becoming an international e-commerce hub as it ranks among the fastest-growing economies for e-commerce in Southeast Asia. According to Amazon Global Selling, Vietnam and the broader Southeast Asia region are experiencing an annual growth rate of 20% in cross-border e-commerce from 2021 to 2026. Products sold by Vietnamese businesses on Amazon have increased by over 300% in the past five years, with a growing number of small and medium enterprises achieving annual revenues exceeding $1 million solely through this platform. According to Amazon Global Selling, Vietnam benefits from the expansion of online channels from North America, Europe, Australia, Japan, and India, enabling Vietnamese businesses to reach more than 2 billion global customers annually. In terms of growth in digital payments, Vietnam has recorded the highest growth rate among its Southeast Asian counterparts over the past two years (2022 and 2023) and is anticipated to sustain this leadership through 2025. The country's gross merchandise value (GMV) is projected to achieve a compound annual growth rate (CAGR) of 20%, increasing from $30 billion in 2023 to nearly $45 billion by 2025, according to forecasts from Google, Temasek, and Bain & Company. Vietnam’s leading regional growth in e-commerce and digital payments is largely attributed to government incentives and significant digital technology investments from banks and fintech companies. Representatives of MSB and Baokim signed a cooperation agreement. Photo: MSB. A Golden Era for Cross-border Payments in Vietnam to explode when Free Trade Agreements and Legal Frameworks Reach Maturity To date, Vietnam has signed, joined, and is negotiating 19 Free Trade Agreements (FTAs). Additionally, Vietnam participates in negotiations within the framework of international trade organizations such as the WTO. This foundation significantly promotes and expands trade relations with other countries and regions. As a result, Vietnam’s foreign trade has grown impressively despite global economic challenges. Between 2018 and 2022, Vietnam’s export-import turnover recorded an average annual growth rate of 11.3%. In 2023, Vietnam marked its eighth consecutive trade surplus, with a record-high surplus estimated at $28 billion, 2.3 times higher than in 2022. Compared to five years ago, Vietnam’s cross-border payment policy system in 2024 has undergone substantial improvements, fostering a favorable environment for foreign trade and cross-border payment growth. Alongside deeper integration with the global economy through FTAs, Vietnam’s legal framework has been aligned with international standards. Foreign exchange policies have been relaxed, enabling easier and more flexible capital inflows and outflows. Regulations governing cross-border payment control and anti-money laundering have been significantly strengthened, enhancing transparency and security in cross-border transactions. The payment system has been digitized significantly, with modern payment technologies emerging. Financial instruments for currency risk insurance are becoming more widely available, and public demand for digital payments has grown considerably, supported by government-led “National Digital Transformation” campaigns. In summary, the year 2024 presents an optimal opportunity for Vietnam’s cross-border payment market to flourish, driven by mature legal and economic policies, increasing public demand for cashless payments, and a solid technological infrastructure. Emergence of Pioneering Alliances to develop Cross-border Payment Services in Vietnam As Vietnam’s cross-border payment market evolves, partnerships between banks, financial institutions, and digital payment service providers have become essential to forge a robust alliance that will drive cross-border payment growth. A pioneering partnership can be seen in the collaboration between the Vietnam Maritime Commercial Joint Stock Bank (MSB) and Baokim E-commerce Joint Stock Company (Baokim) with a Memorandum of Understanding (MoU) signed in October 2024 to promote cashless payments, focusing on cross-border payment services. According to VnExpress.net, this collaboration leverages MSB’s expansive network of nearly 300 branches across Vietnam and Baokim’s cutting-edge digital payment technology to deliver comprehensive payment solutions, payment infrastructure, and a range of products and services to partners and clients. Both parties will also introduce each other’s digital offerings to customers seeking these services. MSB and Baokim share a common vision for a cashless society. They are committed not only to developing modern cross-border payment solutions but also to building a smart and sustainable payment ecosystem. The strategic collaboration between a dynamic bank like MSB and an experienced payment intermediary like Baokim represents a significant step forward in Vietnam’s cross-border payment development. With government support and a rising demand for digital payment solutions, Vietnam’s cross-border payment revolution promising to establish Vietnam as a digital finance leader in Southeast Asia Reference Information About MSB Established in 1991, MSB has continuously advanced over its nearly 33-year history, achieving numerous milestones in the financial and banking sector. MSB now has over 260 branches and transaction offices across Vietnam and maintains transactions with more than 500 correspondent banks in over 60 countries and territories. MSB currently employs more than 6,000 staff, serving over 5.4 million individual customers and nearly 100,000 business clients. Website: www.msb.com.vn About Baokim As one of the first licensed payment intermediaries in Vietnam, Baokim E-commerce Joint Stock Company (Baokim) aims to be a pioneer in researching and deploying new payment solution models. Baokim continuously enhances its products and services to meet comprehensive payment needs for hundreds of thousands of businesses and millions of Vietnamese citizens, strongly contributing to digital transformation and cashless payments across various industries. Website: www.baokim.vn According to Techinasia  

29 ngày trước

6879 lượt xem

MSB và Baokim hợp tác thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2024 – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim (Baokim) ký kết biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, thanh toán xuyên biên giới, đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính. Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế số ngày càng phát triển. Tính tới nay, tại Việt Nam đã có 19 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương được ký kết để tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ này. Đặc biệt, Nghị định 52/2024/NDCP của chính phủ Việt Nam ra đời đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng và cụ thể cho các hoạt động thanh toán có yếu tố nước ngoài, mở ra cơ hội hợp tác giữa nhiều đối tác lớn trên toàn cầu. Tại thị trường Việt Nam, những “ông lớn” trong ngành thanh toán đã tìm đến thị trường năng động Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác mới mẻ và nhiều hứa hẹn. Ông Nguyễn Thế Minh, Phó Tổng Giám Đốc MSB và Ông Trương Đức Thuận, Giám Đốc Baokim ký kết thỏa thuận hợp tác. Ảnh: MSB. Nắm bắt xu thế đó, MSB đã bắt tay với Baokim – một trong những trung gian thanh toán có mặt đầu tiên tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam, nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, mở rộng thanh toán xuyên biên giới. Thống nhất trong Lễ ký kết, Baokim và MSB sẽ cung cấp các giải pháp thanh toán, hạ tầng thanh toán và các sản phẩm, dịch vụ khác cho đối tác và (hoặc) khách hàng; đồng thời giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ số của mỗi bên tới khách hàng của đối tác có nhu cầu sử dụng. Baokim và MSB cam kết phát triển hệ thống thanh toán an toàn, hiệu quả. Ảnh: MSB. Để làm tốt điều đó, hai bên cam kết xây dựng và phát triển một hệ thống thanh toán an toàn, nhanh chóng và hiệu quả, xây dựng các mô hình kinh doanh dịch vụ chuẩn chỉnh, đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ nhưng vẫn linh hoạt để đáp ứng theo nhu cầu thực tế của thị trường. “Hợp tác của MSB và Baokim là sự kết hợp sức mạnh, tận dụng công nghệ và nguồn lực của cả hai bên nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng thông qua các giải pháp thanh toán tích hợp, giúp khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch, quản lý tài chính và tận hưởng những dịch vụ tiện ích nhất”, ông Nguyễn Thế Minh, Phó Tổng Giám Đốc MSB nhấn mạnh. Ông Trương Đức Thuận, Giám Đốc Baokim cũng rất tin tưởng về sự hợp tác song phương này: “MSB là đơn vị nổi bật, năng động, và liên tục đổi mới trong số các ngân hàng có giấy phép thực hiện hoạt động ngoại tệ trên thị trường, và là đối tác chiến lược quan trọng trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam của Baokim. Chúng tôi tin rằng, thông qua sự hợp tác này, hai bên có thể tạo ra những bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, góp phần vào sự tăng trưởng của quốc gia bằng việc thiết lập các giải pháp thanh toán quốc tế an toàn, thông suốt, đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và tuân thủ pháp luật”. Bên cạnh đó, hai bên kỳ vọng sự hợp tác giữa Baokim và MSB không chỉ dừng lại ở việc phát triển các giải pháp thanh toán mà còn hướng tới việc tạo ra một hệ sinh thái thanh toán thông minh và bền vững, mang lại lợi ích thiết thực cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Baokim và MSB hướng tới việc tạo ra một hệ sinh thái thanh toán thông minh và bền vững. Ảnh: MSB. THÔNG TIN THAM KHẢO Về MSB Thành lập năm 1991, trải qua gần 33 năm hình thành và phát triển, MSB không ngừng vươn lên, tạo lập nhiều cột mốc quan trọng trong ngành tài chính ngân hàng. MSB hiện có trên 260 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc và có giao dịch với hơn 500 ngân hàng đại lý tại trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. MSB hiện có hơn 6.000 cán bộ, phục vụ hơn 5,4 triệu khách hàng cá nhân và gần 100.000 khách hàng Doanh nghiệp. Về Baokim Là một trong những công ty Trung gian thanh toán được cấp giấy phép đầu tiên tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim (Baokim) có tầm nhìn là đơn vị tiên phong nghiên cứu và triển khai các mô hình giải pháp thanh toán mới. Chúng tôi liên tục hoàn thiện sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thanh toán toàn diện cho hàng trăm ngàn Doanh nghiệp và hàng chục triệu người dân Việt Nam, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt trong nhiều ngành nghề.